Trồng khác phác mủ - Khai thác chế biến gỗ cao su

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Cao Su hoạt động các lĩnh vực: Trồng và khai thác mủ cao su, khai thác chế biến gỗ cao su uy tín chất lượng tại TP HCM.  Với đội ngũ công nhân lành nghề và hệ thống máy móc hiện đại. Chúng tôi luôn nỗ lực tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lí nhất. Nếu các bạn có bất cứ cầu hỏi nào hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi

Với phương châm “Xây đắp niềm tin – Tạo dựng tương lai”, chúng tôi luôn tìm tòi và bồi dưỡng năng lực trên các mặt kỹ thuật và con người, nhằm tạo ra những công trình bền vững, góp phần thay đổi diện mạo các đất nước

Sản phẩm chúng tôi cung cấp

Danh Mục Sản Phẩm

Sản phẩm cao su SVR 20

Giá: liên hệ

Danh Mục Sản Phẩm

Sản phẩm cao su SVR 10

Giá: liên hệ

Danh Mục Sản Phẩm

Sản phẩm RSS

Giá: liên hệ

Danh Mục Sản Phẩm

Sản phẩm cao su SVR CV 60

Giá: liên hệ

Danh Mục Sản Phẩm

Sản phẩm cao su SVR CV 50

Giá: liên hệ

Danh Mục Sản Phẩm

Sản phẩm cao su SVR 3L

Giá: liên hệ
Xem thêm

Trồng và khai thác mủ cao su

Tính từ lúc mới trồng và sau thời gian chăm sóc từ khoảng 5 đến 7 năm tùy vào điều kiện chăm sóc, cao su sẽ cho thu hoạch mủ. Thu hoạch mủ đúng kỹ thuật mang lại năng suất và chất lượng cho mủ

Khai thác chế biến gỗ cao su 

Gỗ cây cao su là nguồn nguyên liệu quý giá cho ngành công nghiệp gỗ. Cây cao su sau khi đã già cỗi hoặc hết khả năng cho mủ thì được khai thác lấy gỗ. Gỗ cao su có thớ dày, ít co, màu sắc khá đẹp vì thế nó được đánh giá cao và “ thân thiện môi trường”.

Quy trình xử lý và sản xuất gỗ cao su

Ngày nay, những cây cao su có độ tuổi trên 30 năm không còn cho mủ nữa sẽ được thanh lý và được các thương nhân đưa về nhà máy chế biến gỗ. Tại đây, cây cao su được cưa xẻ thành thanh nhỏ phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Vì cây cao su thường có đường kính không lớn nên phải cắt thành thành từng thanh gỗ, sau đó sử dụng phương pháp ghép nối tạo liên kết thành tấm ván lớn. Những thanh gỗ cao su được chọn từ những cây cao su lâu năm, có vân gỗ uốn lượn, màu sắc vàng ấm rất đẹp. Nên sử dụng phổ biến nhất trên thị thường là loại ván gỗ cao su ghép

Sau khi gỗ cao su được cưa xẻ, thanh gỗ được ngâm tẩm trong bồn tẩm áp lực có pha trộn các tỉ lệ thích ứng các loại hoá chất tác dụng chống, ngăn ngừa mối mọt và làm màu gỗ.

Gỗ cao su sau khi ngâm tẩm với thời gian thích hợp, gỗ thanh sẽ được xếp vào lò sấy đến độ ẩm thích hợp 12%. Gỗ sau khi sấy đạt độ ẩm tiêu chuẩn trên sẽ được kiểm tra, đóng kiện theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Gỗ ghép cao su được ghép từ gỗ tự nhiên đã qua tẩm sấy và sử lý mối mọt.

Những thanh gỗ cao su xẻ nhỏ được đưa vào nồi xử lý tẩm xấy khô

Từ những thanh gỗ sấy được đem đi bào taị tổ phôi bào, sau đó được đem qua tổ cắt để cắt bỏ những mắt xấu và cắt thành những thanh gỗ theo yêu cầu, trong quá trình cắt sẽ thu được một số củi vụn (doanh nghiệp có thể tận dụng, bán cho nhưng nơi làm ván ép). Những thanh dài đủ tiêu chuẩn tiếp tục được đưa qua máy đánh đầu đề nối chúng lại thành những thanh dài hơn theo nhu cầu của doanh nghiệp hoặc nhu cầu của thị trường.

Gỗ cao su ghép còn gọi ván ghép thanh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép bằng mộng răng cưa liên kết bằng keo. Gỗ cao su ghép được xử lý bằng công nghệ biến tính gỗ trước khi đưa vào sản xuất nhằm làm tăng tính ổn định, độ bền, hạn chế tối đa sự biến dạng của gỗ trước điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Máy ép chân không dùng để ghép thanh gỗ tự nhiên lên bề mặt gỗ ghép thanh bằng keo chuyên dụng theo tiêu chuẩn châu Âu.

Ván gỗ cao su có độ đày lớn, màu sắc vàng ấm, đường vân uốn lượn rất đẹp không thua kém gỗ cứng.

Qua nhiều quy trình tẩm sấy gỗ cao su rất chắc và có khả năng chống mối, mọt, vì là gỗ tự nhiên nên hoàn toàn không sợ nước hoặc độ ẩm cao. Với những công ty chế biến và sản xuất các loại gỗ này cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào công tác bảo vệ rừng

Bề mặt ván gỗ cao su khi đã được xử lý và hoàn thiện

Tiếp đó những thanh gỗ dài được đưa sang máy ghép dọc nhằm mục đích ghép những thanh gỗ dài thành tấm gỗ rộng. Những tấm gỗ đó lại đưa qua máy cắt quy cách để cắt thành những hình dạng khác nhau theo yêu cầu. Những tấm gỗ đó được đưa qua máy rong hai cạnh nhằm tạo các răng cưa ở hai đâu cho tấm gỗ. Sau đó những tấm gỗ được đưa đến máy Ripson, máy cảo và máybào keo để ghép chung thành những tấm Ván ghép như doanh nghiệp mong muốn.

Giai đoạn cuối cùng để có được thành phầm ván ghép hoàn chỉnh là cho những tấm ván ghép lơn đó qua máy nhám thùng để làm nhẵn bề mặt tấm ván ghép sẽ thu được thành phẩm là Ván ghép cao su.

Hình ảnh khai thác và chế biến mủ - gỗ cao su